TRANH CHẤP VỀ LỐI ĐI QUA

TRANH CHẤP VỀ LỐI ĐI QUA

  • date_rangeAug 02, 2023

Câu hỏi: Chào Luật Sư! Chuyện là nhà tôi ở nông thôn và có 1 lối đi chung cho mọi người từ xưa đến nay, giờ đây có 1 người hàng xóm xây tường chắn ngang dọc đi đó và người ta nói là Ranh giới họ đi đâu thì họ xây đến đó còn nói là sẽ không xây cho tôi đi nữa. Mong luật sư tư vấn là họ làm như vậy là đúng không, và chúng tôi nên làm thế nào khi không thể thương lượng với họ, và làm thế nào khi không thể đi lại được vì sẽ bị chắn lại, kính mong luật sư giải đáp thắc mắc này. Cảm ơn và chúc sức khỏe đến luật sư

Trả lời:

Luật Đức Tín xin chào các bạn!

Vấn đề này Luật sư Đức Tín giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự xin đưa ra ý kiến ​​giải đáp như sau: Căn cứ 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự 2015

- Luật đất đai 2013

- Nghị định 148/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị quyết quy định chi tiết thi hành luật đất đai

- Nghị định 43/2014NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai

“Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có sản phẩm bất động sản bị bao bọc bởi sản phẩm bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở ra trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của sản phẩm bất động bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có lối đi mở.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về đường đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu  hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo quy định về lối đi chung được áp dụng về quyền đối với lối đi qua. Chỉ khi nào thửa đất không có lối đi ra đường công cộng vì bị vây bọc bởi bất động sản của người khác thì người sử dụng đất bị vây bọc có quyền yêu cầu người phía ngoài mở lối hợp lý trên phần đất của họ.

Đồng thời, về nguyên tắc mở lối đi phải căn cứ vào tính “hợp lý” của quyền mở lối đi qua cũng như thực tiễn xét xử cho thấy việc mở lối đi theo hướng nào để ra đường công cộng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Lối đi ngắn nhất;

- Lối đi thuận tiện, không hoặc ít gây thiệt hại nhất cho người sử dụng đất vây bọc;

- Là lối đi duy nhất, ngoài ra không còn lối đi nào khác để ra đường công cộng;

- Đã có lối đi trước đó hay chưa. 

Mặc khác, bạn là chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về đường đi qua nên phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền (chịu mở đường), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thẩm quyền, trình tự thủ tục tranh chấp đường đi chung

Căn cứ Khoản 2, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:“...nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khác”.

Do đó đối với các đất không có đường đi mà không thể thỏa thuận với nhau về việc tạo ra lối đi hay đền bù thì có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp đường đi chung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp cần tư vấn thêm anh/chị có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để được tư vấn.

----------------------------

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT CÔNG TY ĐỨC TÍN VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: P. 1901, Tầng 19, Saigon Trade Center 37, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 093 786 32 63

Thư: contact@ductin-partners.com